Cây cỏ tranh là loại cây cỏ dại mọc nhiều tại Việt Nam, không chỉ có công dụng như một vị thuốc dân gian mà chúng còn được sử dụng nhiều để lợp mái. Vậy cây cỏ tranh là cây gì? Đặc điểm, công dụng của loại cỏ này trong cuộc sống như thế nào? Tất cả sẽ được Nhà lá miền Tây giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Cây cỏ tranh là cây gì?
Cây cỏ tranh còn có tên gọi khách là Bạch mao, lạc hay día. Tên khoa học là Imperata cylindrica, đây là loại cây thuộc họ lúa, thường phát triển trên những đồng đồi, đất khô cằn, sỏi đá và khó phát triển ở nơi ôn đới, có khí hậu lạnh. Cây cỏ tranh được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc phơi khô để lợp mái nhà tranh hay làm thức ăn cho động vật.
2. Đặc điểm của cây cỏ tranh
Đây là loài cây sống lâu năm tại những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu khô nóng. Loại cỏ này phát triển theo cụm, phân bố rộng tại một địa điểm tạo thành một đồng cỏ lớn. Cây cỏ tranh có chiều cao trung bình từ 1 mét đến 1,5 mét.
Loại cây này có phần lá vô cùng phát triển với chiều dài từ 30-50cm, chiều rộng tầm 1cm. Lá có màu xanh thuôn dài, lông tơ ngắn ở mặt trên và nhẵn ở phía mặt dưới. Tương tự như lá lúa, cỏ tranh có mép lá mỏng và khá sắc. Cuống của lá dài, cứng cáp và bao quanh phần thân cây.
Rễ cây cỏ tranh là bộ phận chắc chắn, lan dài và có khả năng bám sâu vào trong lòng đất. Đây cũng là bộ phận được sử dụng để làm thuốc trong đông y. Hoa cỏ tranh có màu trắng bạc, hình chùy dài từ 2cm – 20cm. Cánh của hoa mềm mại và dài nổi bật giữa đám cỏ màu xanh. Chính vì vậy mà loại cây này có khả năng phân tán hạt giống đi xa hơn.
2.1 Phân bố
Bản chất của loài cỏ này là có khả năng mọc hoang dại ở bất cứ đâu. Trên thế giới, cỏ tranh mọc nhiều tại các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và một số nơi ở Nam u.
Theo một số tài liệu, cỏ tranh bắt nguồn từ Florida. Sau đó bắt đầu phát triển ra toàn thế giới. Ở Châu Á, cỏ tranh trồng ở các nước Trung Á, Đông Nam Á, Nam Á và phía Nam Trung Quốc.
Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp những cánh đồng cỏ tranh bát ngát một màu xanh. Từ đồng bằng, trung du, miền núi hay hải đảo, loại cỏ này đều có khả năng sống dai dẳng và khả năng chịu khô hạn tốt.
2.2 Công dụng
Cây cỏ tranh từ xưa đã được con người ứng dụng nhiều trong đời sống. Nếu bạn là thế hệ 9X, 8X đổ về trước thì chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với những đồng cỏ tranh bát ngát, ngày ngày dắt trâu ra gặm cỏ.
Hay những mái nhà tranh mà mỗi sáng lại nghi ngút khói bếp. Không chỉ vậy, tuổi thơ của bạn chắc hẳn cũng được chữa bệnh bằng các loại thuốc từ cỏ tranh. Ngày nay, những công dụng của cỏ tranh vẫn còn nguyên giá chỉ. Chỉ có điều, những mái nhà tranh hiện tại đã phát triển trở thành một nét đẹp văn hoá đáng để lưu giữ và phát huy.
3. Làm lá lợp cỏ tranh
Từ xa xưa, khi nguyên vật liệu xây dựng còn chưa phát triển như bây giờ. Người dân đã biết sử dụng những loại cây như cỏ, cây cói, cây sậy, cây cọ, dừa để lợp mái nhà. Những mái nhà được lợp bằng các loại lá này cho thời gian sử dụng hàng chục năm mà không bị hỏng hay mục nát.
Ngày nay kiến trúc nhà ở tại Việt Nam phát triển, đang chuyển dần sang nhà tầng, mái ngói khiến cho việc mái lợp bằng mái lá tranh ít xuất hiện hơn. Nếu như ngày xưa, mái tranh được sử dụng tại các vùng nông thôn thì ngày nay mái tranh lại được sử dụng để làm decor theo phong cách dân dã, bình dị hay sử dụng tại các khu du lịch, resort, vùng cao như một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
4. Sử dụng làm mái tranh trong khu du lịch, resort
Con người đang tiếp cận quá nhiều với công nghệ, cuộc sống hiện đại. Lúc này dần bắt đầu xuất hiện nhu cầu được gần gũi, thả mình trong những khung cảnh đẹp tự nhiên và giản dị.
Chính vì vậy tại những khu resort, khu du lịch đang áp dụng mô hình nhà sàn, nhà mái tranh. Đây là một nét đẹp văn hóa đáng tự hào của người dân Việt Nam. Những công trình mái nhà tranh mộc mạc đang ngày càng phổ biến, giúp cho khách du lịch cảm thấy thú vị, ấn tượng và thu hút hơn. Đặc biệt hình thức du lịch quay trở lại với những giá trị xưa cũ cùng là cách để văn hoá Việt Nam được quảng bá tới bạn bè quốc tế.
5. Sử dụng làm mái tranh decor quán cafe, nhà hàng…
Cỏ tranh không chỉ xuất hiện ở trong các khu du lịch mà còn được decor trong nhà hàng, quán cafe… Phong cách trang trí này kết hợp với cây cảnh đem đến cho khách hàng cảm giác như đang sống giữa lòng thiên nhiên.
6. Mái cỏ tranh được sử dụng decor trong nhà hàng, quán cafe
6.1 Sử dụng trong nhà ở tại các khu vực miền núi
Mái cỏ tranh không chỉ được khôi phục trong các địa điểm du lịch, nhà hàng, quán cafe. Mà còn ở những đồng bào miền núi, mái tranh vẫn còn được sử dụng. Bạn có thể bắt gặp nhà cỏ tranh tại vùng núi cao Tây Bắc, Tây Nguyên hay tại các đồng bào dân tộc Ê Đê.
Trải qua bao nhiêu thế hệ mái cỏ tranh vẫn được sử dụng làm chất liệu truyền thống bền bỉ tại các ngồi nhà. Đây cũng chính là nét đặc trưng của văn hoá nhà sàn, mái tranh của nước ta mà bạn nên thử đến một lần.
Công dụng đông y
Thông tin dược liệu:
Tên dược liệu: Cỏ tranh.
Tên gọi khác: Bạch mao (theo tên gọi của Trung Quốc).
Tên gọi theo khoa học: Imperata cylindrica (L.).
Thuộc họ: Poaceae (Lúa).
Cỏ tranh tuy mọc hoang dã nhưng lại có nhiều công dụng thần kỳ trong việc chữa bách bệnh về đường tiêu hoá, giải độc. Bộ phận được dùng làm thuốc trên cỏ tranh là rễ và thân. Sau khi thu hoạch, rễ và thân cây sẽ cho rửa sạch, phơi khô hoặc sao vàng. Có thể sử dụng loại thuốc này bằng cách trưng, sắc hoặc pha trà uống.
Một số bệnh được chữa nhờ bài thuốc kết hợp với loại cỏ tranh phải kể đến như: Sốt xuất huyết, ho ra máu, xuất huyết đường tiêu hoá, làm mát gan, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giải độc cơ thể, khó tiểu, giải độc cơ thể, chảy máu cam, hen suyễn,…
6.2 Công dụng y học hiện đại
Y học hiện đại cũng nghiên cứu thành công các thành phần hoá học có lợi trong cỏ tranh ví dụ như: Glucozơ, Kali, Oxalic acid, Fructose, Cylindrin… Những thành phần này giúp rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương hoặc điều trị quá trình đông máu. Công dụng y học thứ hai của cỏ tranh là ức chế vi khuẩn Flexner, Sonei. Thành phần Kali có trong cây cỏ tranh giúp kích thích khả năng tiểu tiện trong vòng 10 ngày sử dụng.
Lưu ý, tuy đã được nghiên cứu nhưng người bệnh phải sử dụng loại thuốc đã được bào chế thành công chứ không nên dùng cây cỏ trực tiếp. Vì thuốc được sản xuất từ cỏ tranh đã được chỉ định đúng liều lượng với các thành phần có lợi cho người dùng
6.3 Thức ăn cho động vật
Cây cỏ tranh chứa hàm lượng glucose cao và chất xơ nhiều. Nên chúng được sử dụng làm nguyên liệu sạch cho động vật ăn cỏ như trâu, bò,…
6.4 Những lưu ý khi dùng cỏ tranh lợp mái
Khi lợp mái cỏ tranh cần chú ý đến một số điểm sau đây. Cố định phần mái rất quan trọng, cần có nhân viên kỹ thuật để tổ chức và thực hiện đo đạc, tính toán. Đối với những mái lợp với mục đích để làm mái lán, mái chòi đơn giản thì bạn có thể tự thực hiện.
Còn khi dùng với mục đích nhà ở thì cần người chuyên nghiệp thực hiện. Khi chọn mái cỏ tranh cần phải biết chọn loại tốt, cỏ già và đã được phơi khô. Ngoài ra, cố định bằng mái bằng cọc, bạn cũng có thể tham khảo cách cố định bằng mái tôn. Đây là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn trong thời gian gần đây. Với yêu cầu vừa sử dụng mái tranh vừa đảm bảo an toàn cho căn nhà thì mái tôn kết hợp với mái tranh là hợp lý.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về cây cỏ tranh cũng như cách lợp mái cỏ tranh do Nhà lá miền Tây chia sẻ. Nếu quý khách hàng có nhu cầu lợp mái cỏ tranh thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!
CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ LÁ TRỌNG NHÂN
Trụ Sở: B158 – Khu phố Bình Phước, Phường Bình Nhâm, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
Hotline : 0772.621.504
Email : info@nhalamientay.com
Trang web : nhalamientay.net