Thi công Nhà tranh vách đất | Nhà tranh vách đất là hình ảnh chúng ta thường nhớ tới, khi nói đến thời xa xưa của ông, bà, bố mẹ mình. Cho đến tận bây giờ đó vẫn là những ký ức khó quên, và trở thành một phần không thể thiếu trong tim của mỗi người.
- Thi công nhà mái lá
- Thi công chòi mái lá
- Thi công nhà lá dừa
- Thi công nhà lá cỏ tranh
- Thi công nhà tre mái lá
Vì thế, truyền thống nhà tranh vách đất vẫn được duy trì và được biến tấu một số chi tiết nhất định để phù hợp với lối sống hiện đại, nhưng lưu giữ được nét đẹp về hình ảnh bình dị của quê hương.
1. Nhà tranh vách đất là nhà gì?
Nhà tranh vách đất là kiến trúc nhà ở phổ thông ngày xưa được xây dựng với mục đích che mưa, che nắng. Cho mỗi người có một nơi gọi là mái ấm gia đình.
Nhà tranh thường được dựng lên từ những nguyên vật liệu dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Kiến trúc bên trong căn nhà có thể tùy biến theo nhu cầu và mục đích của từng gia đình. Có thể là 3 gian, 2 chái hay nhà 5 gian, 2 chái. Cột kèo căn nhà thường dùng cây tre, cây luồng, mái tranh dày. Nhà có hè rộng, trước hè thường sẽ có một hàng cột gỗ hình trụ tròn.
Có thể hình dung nhà tranh vách đất khá giống với nhà cấp 4 hiện nay. Nội thất trong nhà tranh cũng khá đơn giản, thường là trần tre, ở giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Hai bên có thể kê phản hoặc kê giường để nằm nghỉ. Thêm bộ bàn ghế làm từ tre, nứa để làm nơi thưởng trà hoặc tiếp khách,…
1.1 Nguyên vật liệu làm nên nhà tranh vách đất
Nguyên vật liệu chủ yếu để làm nhà tranh vách đất đẹp và độc đáo nhất là các vật liệu tự túc ở địa phương. Cột nhà thường được làm từ thân , cây xoan, cây cau,… Còn kèo nhà được lấy từ gỗ mít, gỗ cây xoài ngay trong vườn nhà.
Cây tre sẽ được dùng để làm vách nhà, trần nhà, mái nhà, vách ngăn,… Rơm rạ dùng để trách vách nhà, nhà nào làm nông sẽ không bao giờ thiếu. Người ta sẽ phơi khô, và bảo quản rơm sau đó trộn với bùn để trát vách nhà.
2. Cấu trúc cơ bản của một ngôi nhà tranh vách đất
2.1 Khung nhà
Nhà tranh vách đất thường dùng gỗ để làm khung xương. Tùy vào những nguyên liệu sẵn có kể cả thân cây mít, cây xoan, cây xoài,… đều có thể dùng được, sau đó xẻ thành gỗ để làm khung xương nhà theo kích thước như đã thiết kế.
Nếu không có gỗ thì sẽ được thay thế bằng tre hoặc trúc. Những cây tre sau khi được thu hoạch về sẽ được chặt theo độ dài khoảng 3 đến 4 mét. Sau đó sẽ được sơ chế sạch sẽ, và được xử lý chống mối mọt bằng cách ngâm bùn trong khoảng từ 5 – 7 ngày trước khi được đưa vào sử dụng.
2.2 Vách đất
Vách đất được tạo nên từ bùn dưới ao, ruộng trộn với rơm rạ. Hỗn hợp đơn giản này được trát lên các vách tre, tạo thành những bức tường che chắn cho căn nhà được kín đáo hơn. Tránh được mưa gió và giữ ấm vào mùa đông.
2.3 Mái nhà
Phần mái nhà có thể linh hoạt sử dụng từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo vùng miền sẵn có những nguyên vật liệu nào. Ví dụ ở vùng Tây Bắc người ta thường dùng lá cọ đan lại với nhau thành các tấm lợp mái nhà. Một số vùng quê khác thì sẽ dùng rơm, lá mía, cỏ tranh hay lá dừa thay thế đều được. Phần mái nhà mọi người có thể tùy chọn bất cứ loại nguyên liệu nào phù hợp và thuận tiện cho việc xây dựng nhất.
3. Chi phí thi công nhà tranh vách đất
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nguyên vật liệu sử dụng để làm nhà tranh vách đất đều có sẵn ở mọi địa phương. Trước đây, khi xây dựng nhà tranh vách đất thì những người nông dân chắc chỉ mất vài trăm nghìn để sắm đồ dùng nội thất trong nhà. Bởi nguyên vật liệu xây dựng đều tự tay đi thu gom từ trên rừng, quanh làng xóm,… Ngoài ra, họ cũng tự tay trộn vật liệu và thi công cùng sự giúp đỡ của mọi người trong xóm.
Tuy nhiên, bây giờ không còn giống như trước đây, xã hội phát triển mọi thứ đều được tính bằng kinh tế. Xây nhà bằng những vật liệu hiện đại thì chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng thậm chí là hàng tỷ đồng, nhưng nhà tranh vách đất thì giá giao động cũng chỉ từ vài triệu trở lên.
4. Ý nghĩa nhà tranh vách đất
Từ ngày xưa, nhà tranh vách đất đã in đậm trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ. Từ thuở nghèo khó, điều kiện sống và dân trí thấp đến khi xã hội phát triển, những con người cùng nhà tranh vách đất trải qua khoảng thời gian khó khăn đó. Chính vì thế, ký ức về những căn nhà tranh rất khó phai nhòa trong tâm trí người dân Việt Nam.
Trước đây, hầu như gia đình nào cũng đông con, mỗi nhà đều có đến 7, 8 thành viên chen chúc nhau trong căn nhà tranh chật hẹp. Ấy thế mà lại quá đỗi bình yên, vui vẻ và hạnh phúc. Làm nhà tranh vách đất không chỉ là nơi để những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau mà nó còn tạo nên nét đẹp văn hóa của người Việt. Từ những mái nhà đơn sơ, mộc mạc này đã có hàng nghìn người tài giỏi được lớn lên và trở thành những người có ích cho đất nước.
Ngoài ra, những ngôi nhà tranh cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ thời xa xưa. Với hàng trăm bài thơ được ra đời nói về hình ảnh bình dị, gần gũi này.
5. Những biến tấu của nhà tranh vách đất hiện đại
Nhà tranh vách đất đơn sơ, mộc mạc đến thế, nhưng nó lại mang đến những giá trị to lớn và được người nông dân trân trọng, gìn giữ. Dù sự phát triển của xã hội ngày nay đã có nhiều loại hình nhà ở kiên cố, sang trọng hơn được ra đời. Thế nhưng hình ảnh nhà tranh vẫn được bảo tồn và biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc, vừa phù hợp, thích nghi hơn với cuộc sống hiện đại.
Nếu như xưa kia hình ảnh mái nhà tranh, vách đất luôn gắn liền với sự nghèo khó, vất vả của người nông dân. Thì ngày nay nhà tranh vách đất đã được biến tấu hiện đại hơn cho cuộc sống trở nên tiện nghi, thẩm mỹ hơn nhưng vẫn rất gần gũi và thân thuộc với con người.
Mang đến một diện mạo mới, nhà tranh vách đất đã trở thành những căn nhà dạng nghỉ dưỡng vô cùng độc đáo. Chúng được ứng dụng linh hoạt vào nhiều công trình lớn nhỏ ngành du lịch nghỉ dưỡng, resort cao cấp khác nhau. Đem đến những trải nghiệm cực kỳ thú vị, độc đáo và ấn tượng bởi không gian quá đỗi bình yên, tạm biệt với những áp lực, căng thẳng trong công việc.
Những vật liệu hiện đại hơn được sử dụng để thi công nhà tranh vách đất ngày nay thường là kim loại, inox, xi măng, mái lá tranh nhân tạo,… Giúp ngôi nhà mãi được bền đẹp, không bị ẩm mốc, bị hư hỏng bởi thời tiết nữa. Trong khi đó, vẫn giữ được cái hồn thơ xưa cũ với nét đẹp mê lòng người của nhà tranh.
Lời kết
Bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những chia sẻ chi tiết và chân thực nhất về nhà tranh vách đất. Những tản mạn xoay quanh kiến trúc nhà tranh vách đất xưa và nay, những cảm xúc và ý nghĩa mà nó mang đến vô cùng sâu sắc. Cảm nhận được linh hồn từ những căn nhà tranh mang hơi ấm và sưởi ấm cho mỗi người chúng ta.
Nếu cần tư vấn về việc thiết kế xây dựng nhà tranh hiện đại, hãy liên hệ đến Nhà Lá Miền Tây qua hotline: 0772.621.504 để được hỗ trợ miễn phí và được báo giá chi tiết.
CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ LÁ TRỌNG NHÂN
Trụ Sở: B158 – Khu phố Bình Phước, Phường Bình Nhâm, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
Hotline : 0772.621.504
Email : info@nhalamientay.com
Trang web : nhalamientay.net