Cây cọ không chỉ xuất hiện ở trong lời bài hát, văn thơ mà còn mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Vì vậy loại cây này đang được rất nhiều người lựa chọn là cây cảnh trang trí cho khuôn viên ở sân trong nhà. Các loại cây cọ phổ biến ở nước ta như: Cây cọ dầu, cây cọ dừa, cây cọ rừng, cây cọ ta … Tuy nhiên kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng cây cọ cũng có một vài điểm cần phải cẩn trọng và để tâm. Hãy cùng Nhà lá miền Tây đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
- Thi công nhà mái lá
- Thi công chòi mái lá
- Thi công nhà lá dừa
- Thi công nhà lá cỏ tranh
- Thi công nhà tre mái lá
1. Cây cọ là cây gì?
Cây cọ là loại cây thuộc họ nhà cau (Arecaceae). Cây được mọc theo dạng khóm hoặc tách chiết thành cây non trồng trang trí ở trong nhà. Trong ngành thực phẩm, cây cọ được chế biến làm dầu cọ, còn nhựa cây lên men để sử dụng cho việc sản xuất rượu vang. Ngoài ra, cây cọ còn được sử dụng với nhiều mục đích trồng như công nghệ in, giặt tẩy, chăm sóc sắc đẹp và trang trí theo phong thủy…
2. Đặc điểm của cây cọ
Cây cọ với ưu điểm dễ tạo nên điểm nhấn cho không gian sống và phù hợp với rất nhiều nơi bởi loại cây này có hình dáng dễ nhận biết với một số đặc điểm sau:
Có kích thước cao tầm 0,5 – 2m , thân của cây nhỏ, lớn chậm, có các tán rộng và xanh. Đối với các cây cọ lùn thì chiều cao của cây chỉ khoảng 1m trở lại với hệ tán khá phát triển.
Những chiếc lá cọ xòe to có hình giống như những chiếc quạt. Khi lá quá lớn những thùy sẽ công hướng xuống dưới mặt đất.
Lá cọ được mọc thành cụm, những lá non có màu xanh nhạt, rồi sau đó chuyển sang màu xanh đậm khi về già. Lá cây cọ khô có thể dùng để lợp nhà hoặc trang trí.
Cứ sau một vòng đời lá, thân của cây cọ sẽ có thêm 1 vòng mặt sẹo cọ. Bởi đó chính là các cành lá già tự rụng hoặc chặt đi.
3. Nguồn gốc của cây cọ
Cây cọ xuất hiện vào khoảng năm 1763 tại vùng dãy núi Himalaya tại Nhật Bản. Loại cây này dần trở nên phổ biến, sau đó được phân bố rộng hơn ở các nước châu Á và châu Phi. Cây cọ phù hợp với các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Và được du nhập vào các nước Đông Nam Á năm 1848 ở đảo Java và sau đó được đem về Việt Nam trồng.
Trước đây, cây cọ thường được mọc nhiều ở các vùng núi, vùng nước lợ hay tại các vùng ven biển. Tuy nhiên, ngày nay cây cọ lại được trồng phổ biến tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.
Cây cọ được mệnh danh là loại cây mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình của người trồng. Nên rất nhiều nhà sắm nhiều chậu cọ trưng bày ở trong và ngoài nhà. Hình ảnh của cây cọ quá đỗi gần gũi với con người Việt Nam từ sân nhà cho đến những nơi công cộng, khu nghỉ dưỡng. Vì thế sự phân bổ của cây cọ không tập trung ở một vài tỉnh thành mà được rải ở mọi miền đất nước.
4. Công dụng của cây cọ
Cây cọ có hình thức bắt mắt và dễ dàng chăm sóc nên được lựa chọn làm cây cảnh trang trí. Với những cây nhỏ thì được tại phòng khách, bàn ăn, bàn học, hành lang, tiền sảnh… còn những cây có kích cỡ lớn thì được trồng tại các khuôn viên có không gian rộng.
Cây cọ được nằm trong danh sách top 3 loại cây giúp lọc không khí, giảm các chất độc hại với khả năng hấp thụ CO2, loại bỏ benzen và formaldehyde. Cây cọ cũng có thể hút các chất có hại cho sức khỏe từ khói thuốc lá cho đến khói bếp than. Loại cây này còn được biết đến với khả năng đuổi các các loại côn trùng như muỗi, gián ruồi…. giúp môi trường không khí trong lành và thêm không gian mát mẻ, xanh tươi.
Đặc biệt, lá cọ khô còn được sử dụng để lợp mái nhà với độ bền từ 20-30 năm. Còn bây giờ lá cọ được sử dụng nhiều để lợp mái cho các resort, nhà hàng… mang đến không gian sống mộc mạc và mát mẻ.
Ngoài ra, lá cọ còn được sử dụng để làm decor trang trí trong các nhà hàng, khách sạn, quán cafe, quán ăn….
5. Các loại cây cọ phổ biến tại nước ta
5.1 Cây cọ dầu
Cây cọ dầu là loại cây có thân thẳng cao tầm 20m. Thân của cây không phẳng mà có nhiều vòng mắt sẹo. Mỗi năm cây ra từ 20 – 30 lá, có hình lông chim dài khoảng 3 – 5m, mép lá có gai bao quanh. Hoa của cây cọ dầu mọc thành cụm, dày đặc với các hoa nhỏ 3 cánh, 3 đài, au khoảng 5 – 6 tháng thụ phấn.
Cây hình thành quả, quả lớn có hình oval màu cam và khi chín có màu đỏ tươi. Mỗi buồng quả có trọng lượng từ 40 – 50kg, đây là phần thường mang lại kinh tế cho người trồng. Bởi vì quả cọ dầu có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì hệ thần kinh tốt, tính ổn định huyết áp.
Cây cọ dầu là loại cây ưa sáng với tốc độ phát triển nhanh ở nhiệt độ 24 – 28 độ C. Cây sinh trưởng tốt nhất tại nơi có đất pha cát, chịu được ngập nước và chịu mặn tốt.
⇒⇒⇒Xem thêm bài viết khác: Cây cọ dầu
5.2 Cây cọ dừa
Cây cọ dừa cũng là một tên gọi khác của cây cọ dầu nhưng nhiều người nhầm rằng đây là hai loại cây khác nhau.
Theo như nghiên cứu khoa học cho thấy dầu cây cọ dừa chứa rất nhiều vitamin A, B,C beta-caroten và một số khoáng chất sắt, photpho, canxi…. được ứng dụng nhiều trong chế biến dầu ăn, chế margarine, mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp…
5.3 Cây cọ rừng
Đây là loại cây cọ thường được mọc trong rừng, đồi chè hay nương sắn. Thân của cây cọ có nhiều chiếc chông thò ra sắc nhọn.
Mỗi năm, cây chỉ mọc 12 lá hình tròn xòe như cái quạt. Khi lá cọ khô sẽ được dùng để làm nón, chổi hoặc lợp mái nhà. Cây cọ rừng ra hoa và kết trái tầm khoảng tháng 7 trong năm. Quả màu xanh khi non và chuyển tím đen khi chín.
Quả cọ chín có lõi vàng ươm, ăn rất bùi và thường được người dân nạo cùi quả om dưa. Điều lưu ý là chỉ hái những quả từ cây cọ rừng những chưa chặt lá bao giờ, bởi cây chặt lá quả sẽ bị chát và mất vị.
5.4 Cây cọ ta
Đây là loại cây lá kiểng, còn có tên gọi khác là cây cọ lùn, loại cây này có kích thước nhỏ để vừa trong chậu làm tiểu cảnh.
Lá mọc tập trung, cuống lá dày dài có gai ở mép và có tốc độ sinh trưởng chậm đến trung bình.
Cây cọ ta còn là loài cây ưa sáng, bóng bán phần tốt nên được trồng ở mọi nơi trong và ngoài nhà, văn phòng, khách sạn,…
6. Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Đây vốn là loại cây có sức sống bền bỉ ở trong điều kiện khắc nghiệt, khó bị quật đổ bởi các hiện tượng gió bão.
Cùng với đặc điểm lá cọ xòe rộng tròn có màu xanh thể hiện cho sức sống dẻo dai, đầy nhựa sống. Hơn nữa, lá cọ còn tượng trưng cho bàn tay giữ của, giúp thu hút tài khí cho gia chủ. Vì vậy, nhiều người trồng cọ trước hiên nhà hay trồng ở lối gần cổng với mong muốn có được nhiều tài lộc.
Đặc biệt đối với gia chủ mệnh thổ, kim rất hợp với phong thủy của cây cọ cảnh. Nhà những gia chủ mệnh này khi trồng cọ sẽ làm ăn phát đạt, cuộc sống may mắn và luôn có quý nhân phù trợ. Mọi thứ đều diễn ra thuận lợi, không phải lo bị rơi vào trường hợp nghèo túng.
Bên cạnh biểu tượng của bàn tay hứng tài lộc, cây cọ cảnh có dáng thẳng màu xanh tươi được xem là loại cây giúp trừ tà tốt. Cụ thể loài cây này có thể xua đuổi được ma quỷ trêu quấy, cản khí xấu vào nhà và tránh những tai ương không đáng có.
⇒⇒⇒Xem thêm: công dụng và ý nghĩa của cây tre
Lời kết
Một loại cây đều mang đến nhiều điều tốt lành đến với gia đình người trồng nên cây cọ xuất hiện ngày càng nhiều. Mong rằng qua bài viết của Nhà lá miền Tây, bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về các loại cây cọ cũng như cho biết về cách chăm sóc loại cây này ra sao cho phát triển tốt hơn.
Từ đó, giúp bạn có thể cân nhắc có nên trồng cây cọ để mang đến nhiều điều tốt lành vận may và tài lộc.
CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ LÁ TRỌNG NHÂN
Trụ Sở: B158 – Khu phố Bình Phước, Phường Bình Nhâm, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
Hotline : 0772.621.504
Email : info@nhalamientay.com
Trang web : nhalamientay.net