Tầm vông là loại cây hay còn được gọi là trúc thái, trúc xiêm. Cây tầm vông được trồng để làm cảnh và phần thân cây mang lại giá trị kinh tế về kinh tế rất lớn. Trong bài viết này, Nhà Lá Miền Tây sẽ cung cấp đến bạn thông tin gồm nguồn gốc, lai lịch của cây tầm vông và giá trị mà cây tầm vông đã mang lại cho người trồng chúng là gì?
1. Tiểu sử sơ lược của cây tầm vông
Tầm vông là một loài cây thuộc họ tre nứa, thường được phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam, cây có thân thẳng, ít lá và ít cành.
Đây là loại cây thuộc một trong những nguyên liệu được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống như:
- Cây tầm vông dùng để sản xuất làm ra bàn ghế.
- Cây tầm vông dùng trong trang trí nội thất.
- Cây tầm vông được dùng làm trụ, cột, hàng rào,…
Với những đặc tính như thân hình chắc khỏe, dễ uốn thẳng, uốn cong tốt, … mà diện tích ứng dụng của cây tầm vông lại ngày càng nhiều và kéo theo đó là nhu cầu sử dụng trong nội thất, đồ mỹ nghệ ngày càng tăng.
Đặc biệt cây tầm vông có khả năng chịu lực, độ bền và chịu lực uốn rất tốt nên người dân có xu hướng sử dụng lọai cây này ngày càng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như nội thất, trang trí, thủ công mỹ nghệ, công trình, …
1.2. Phát triển cây tầm vông có quá khó khăn và gặp trở ngại gì hay không?
Cây tầm vông được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiếc gốc vào trong bụi cây tầm vông đã trưởng, sau đó ta chọn những cây tốt rồi tách rễ đem đi trồng.
Ngày nay con người có nhiều công nghệ và kỹ thuật mới là nhân giống cây tầm vông bằng phương pháp chiết cành, áp dụng kỹ thuật này sẽ bạn nhân giống cây tầm vông với số lượng lớn.
Với phương pháp chiết cành sẽ dễ và đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp tách từ gốc cây tầm vông vì tốn nhiều thời gian và công sức để tách gốc cây ra bụi nên sẽ gây khó khăn hơn.
Nhưng ngược lại khi áp dụng phương pháp tách từ gốc cây sẽ không cần đến những kỹ thuật và chăm sóc trong giai đoạn đầu mà có thể mang đi trồng được liền ngay, hơn nữa cũng không phải “chăm bẵm” kỹ lưỡng như phương pháp chiết cành.
Cây tầm vông rất dễ trồng và dễ chăm sóc, có đặc điểm nổi bật là chịu hạn rất tốt, có thể trồng ở đất đỏ, đất cát, đất đồi núi v.v.
Kể cả là trong điều kiện khan hiếm nguồn nước hay khắc nghiệt về thời tiết thì loại cây này vẫn “vươn mình” sinh trưởng khá tốt.
Ngoài lợi ích kinh tế cho người sản xuất, cây tầm vông còn giúp bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió bụi, bảo vệ môi trường và góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, ngoài ra thân cây còn được dùng làm phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
1.3. Vậy cần giữ mật độ trồng cây tầm vông như thế nào để cho hiệu quả tốt?
Để đơn giản, chúng ta chỉ cần nhớ rằng mật độ trồng cây tầm vông cũng gần giống như mật độ trồng cây cao su.
Khoảng 500 cây/ha, xếp theo hình sao với khoảng cách các cây là 4m và mỗi hàng sẽ cách nhau 5m hoặc khoảng cách các cây là 3m và mỗi hàng sẽ cách nhau 6m.
Cần nhìn vào thực tế và dựa theo tình hình mỗi thời điểm cũng như địa hình mà người trồng có thể linh hoạt về khoảng cách và mật độ để trồng cây.
Việc chăm sóc cây tầm vông sau khi trồng cũng rất dễ dàng, không phải tốn nhiều thời gian chăm sóc như nhiều loại cây khác.
Khi mới trồng nên tưới nước và bón phân thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây và giúp cây bén rễ và phát triển tốt hơn, nên duy trì mức độ chăm sóc trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu..
Thời gian sau đó, khi cây con đã phát triển tốt, bạn chỉ cần “ghé thăm” cây tầm vông mỗi năm 1 lần, chủ yếu là dọn dẹp lại cỏ, vun gốc và chặt bỏ những cây không cần thiết để hỗ trợ cây phát triển tốt hơn.
2. Các đặc điểm của cây tầm vông
2.1. Thân cây tầm vông
Được biết cây có chiều cao khoảng 14m khi trưởng thành và chiều rộng thân cây khoảng 7cm.
Nhà Lá Miền Tây sẽ gợi ý đến bạn một cách tính chiều cao và chiều rộng cụ thể như sau:
- Đầu tiên bạn chọn cây để sử dụng và chặt cây đó xuống.
- Sau đó đo chiều cao của thân cây và cộng các số đo như sau: chiều dài của cây bị chặt + chiều dài của cây bị chặt + chiều dài của thân cây ngắn còn sót lại trên bụi cây.
- Chiều rộng hay còn gọi là đường kính ta đo bằng thước chính xác vào giữa lóng gốc, lóng giữa, lóng ngọn của phần cây đã được cắt bỏ phần ngọn.
Thân ngầm được hiểu là phần thân nằm trong lòng đất và thuộc vào loại thân hợp trục.
Phần này được tính từ chồi ở gốc của cây mẹ, nó phát triển và phát triển theo chiều ngang trên mặt đất, thân ngầm nối tre mẹ và tre con mà không cần rễ và chồi.
Còn gốc thân là phần nối với thân ngầm nơi có nhiều rễ bao quanh thân và chồi tạo điều kiện cho măng sau này phát triển thành một cây tầm vông “chững chạc”.
2.2. Đốt hay còn gọi là lóng cây tầm vông
Có thành dày hơn so với các đốt của loài tre khác, đặc biệt là các đốt dưới thì dày đặc, mỗi mắt có một vòng màu nâu nổi.
Dưới mỗi đốt mắt “rực lửa” là một vòng màu trắng khá dễ phát hiện, đây cũng là đặc điểm riêng của đốt cây tầm vông so với các loài khác.
2.3. Măng
Ở giai đoạn này măng từ khi hình thành đến khi đạt chiều cao khoảng 30-45 cm thì nó chưa phân các khúc đốt trên thân và chỉ có những đoạn đốt ngắn được bao bọc bởi nhiều lá non.
2.4. Lá của cây tầm vông
Gồm 2 loại: Lá mo quanh đốt cây và lá ở trên cành.
Lá mo hay còn gọi là mo nang: Đặc điểm chung của tất cả các cây thuộc họ tre là lá nằm xung quanh từng nốt, đặc biệt lá sống lâu năm trên thân, phần bẹ bám chặt vào thân.
Đây là một đặc điểm riêng làm nên vẻ đẹp của cây tầm vông, lá mo có hình dạng là búp măng, mỗi mo nang gồm các bộ phận như bẹ, phiền và các bộ phận phụ trợ khác.
Lá mo có màu sắc thuộc tone nâu và có lông ở phần mép bẹ. Lá mo quanh đốt sẽ có phần ngắn hơn so với lá ở trên cành.
Lá ở trên cành có khoảng 6-10 lá trên một cành, mỗi chiếc lá gồm 3 bộ phận chính như: bẹ, cuống lá và phiến lá.
Các bẹ lá nép sát vào cành, xếp chồng lên nhau, phiến lá dài, hội tụ một gân chính và nhiều gân phụ, chạy song song theo chiều dài của phiến lá và nhỏ dần ở đầu phiến lá, mép lá có nhiều gai nhỏ.
3. Cây tầm vông mang lại những giá trị nào cho con người?
Do một số đặc tính đặc biệt của cây tầm bóp đã tồn tại và phát triển từ bao đời nay, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng vì nó có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống như:
- Cây trồng được trồng để bảo vệ đất khỏi xói mòn.
- Thân cây có thể dùng làm đồ thủ công, trang trí nội thất, nhà ở, hàng rào, vật liệu xây dựng, cột nhà,…
⇒⇒⇒ Có thể bạn quan tâm đến: Bàn ghế cà phê
4. Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây tầm vông
4.1. Chọn giống cây tầm vông tốt
Để có thể trồng cây tại vườn, bạn có thể mua cây giống trực tiếp từ vườn ươm hoặc nhân giống từ cây có sẵn.
Cây tầm vông được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp hom rễ (gốc) và chiết cành, nhân giống bằng hom gốc sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất với quy mô lớn.
Phương pháp chiết cành sẽ làm tăng số lượng giống trồng và không làm hỏng cây mẹ, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và công sức lại còn dễ trồng.
4.2 Cách trồng cây tầm vông
Sau khi nhân giống, bạn cần chuẩn bị vườn ươm và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất, sau khoảng 8 tuần chăm sóc, khi cây bén rễ và tán lá tươi tốt thì bạn có thể đem ra vườn trồng.
Trước khi trồng bạn phải đào hố để đặt bầu vào trồng, sau đó bón lót mỗi hố vào từ 5-10kg phân chuồng hoai mục.
Tiếp theo, bạn cần gỡ bỏ lớp vỏ bọc bầu cây sau đó bạn từ từ đặt cây vào hố đã đào sẵn và vun đất, nệm đất vào gốc cây cho chặt để cho cây được giữ cố định.
Sau đó dùng nước để tưới vào cây và có thể phủ một lớp rơm rạ hoặc lá khô lên gốc cây vừa trồng để giữ độ ẩm cho cây.
⇒⇒⇒ Có thể bạn quan tâm đến: Thiết kế quán bún đậu mắm tôm
5. Chọn mua cây tầm vông và các sản phẩm từ cây tầm vông với Nhà Lá Miền Tây
Nhà Lá Miền Tây vừa cung cấp cho bạn về những thông tin về cây tầm vông, hi vọng với nội dung chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết hơn về loại cây tầm vông này!
Có thể nói, cây tầm vông là một loại chất liệu tre, nứa rất phổ biến ở khu vực phía Nam, có rất nhiều cửa hàng và nhà cung cấp.
Tuy nhiên, để tìm được một đơn vị uy tín, chất lượng như Nhà Lá Miền Tây thì lại rất hiếm.
Nếu bạn đang cần đến một nơi uy tín cung cấp cây tầm vông giá rẻ, chất lượng ổn định thì Nhà Lá Miền Tây là nơi bạn không thể bỏ lỡ.
Việc chọn đơn vị uy tín là rất quan trọng, điều này sẽ đảm bảo rằng sản phẩm cung cấp luôn được ổn định về số lượng và cả về chất lượng.
Với 10 năm kinh nghiệm trong việc phân phối, cung cấp số lượng lớn nguyên liệu như: tầm vông, tre, trúc, nguyên liệu tre nứa hay các thành phẩm, đồ dùng mỹ nghệ từ tre nứa.
Nhà Lá Miền Tây cam kết là nơi có mức giá tầm vông rẻ nhất thị trường nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cao cho khách hàng.
Nếu bạn có nhu cầu mua gấp và cần giao hàng liền tay hãy liên hệ ngay với Nhà Lá Miền Tây qua Hotline: 0772.621.504 để được hỗ trợ nhé!