Cây đước là loại cây thường phân bố ở vùng bờ biển của các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… Riêng ở Việt Nam, cây đước được phân bố ở dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và ở đảo Phú Quốc…Do loài cây này ưa khí hậu nóng ẩm nên khá phù hợp với thời tiết của nước ta.
- Thi công nhà mái lá
- Thi công chòi mái lá
- Thi công nhà lá dừa
- Thi công nhà lá cỏ tranh
- Thi công nhà tre mái lá
1. Cây đước là gì?
Cây đước là có chiều cao từ 20m đến 35m, thuộc họ thân cây gỗ, có đường kính tối đa ở thân là 45cm. Thân cây đước tròn, mọc thẳng, vỏ cây màu nâu, khá dày, trên thân có nhiều vết rạn nứt và dạng hình vuông.
Lá của cây đước phân cành cao, có tán lá hình dù. Lúc nhỏ lá được có hình dù, từ 6 năm tuổi trở đi lá của cây có hình trụ, dạng đơn, được mọc đối xứng từng bên, nhọn đầu và phiến lá thuôn dài, gốc lá có hình nêm, có thể tận dụng để làm nhà mái lá.
Bộ rễ của cây đước phát triển khá đặc biệt. Rễ cọc ít phát triển, nhưng hệ thống rễ chống vững chắc được bao quanh cây lại phát triển đặc biệt.
Mỗi cây đước có từ tám đến mười hai rễ chống. Các rễ chống được bao quanh giúp cho cây vững chắc trong vùng nước ngập mặn hoặc đầm lầy.
Rễ chống của cây đước còn có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi dưỡng cây. Ngoài ra, rễ thở còn có chức năng hô hấp cho cây thường được mọc trực tiếp ở trên thân cây hoặc tại nơi ít ngập nước..
Cụm hoa đước được mọc thành hình xim phân nhánh nhiều ở ngay kẽ lá. Hoa đước có màu vàng kèm theo 2 lá bắc con, lá bắc này có hình tam giác dài. Tràng có 4 phiến dày hình mác, có lông ở mép nhị 8 và 4 cánh ở trên tràng, 4 cánh trên đài và bầu hạ có 2 ô.
2. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái cây đước
Cây đước là loại cây thường phân bố ở vùng bờ biển của các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… Riêng ở Việt Nam, cây đước được phân bố ở dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và ở đảo Phú Quốc…Do loài cây này ưa khí hậu nóng ẩm nên khá phù hợp với thời tiết của nước ta.
Đặc biệt tại các vùng ngập quanh năm và có thủy triều lên xuống đều đặn. Tại các bãi bồi ven biển hoặc vùng trũng nội địa có thời gian ngập mặn 300 ngày trong một năm đều là những nơi rất thích hợp để cây đước sinh trưởng và phát triển.
Cây đước sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, sau khoảng 2 năm tuổi, nó bắt đầu có hoa quả lứa đầu. Cây đước cùng với một số loài thực vật khác ở ven biển đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới, đây chính là nơi cư trú của nhiều loài tôm, cua, cá, bò sát…
Hiện nay, việc bảo vệ và trồng thêm các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề quan trọng cần được ưu tiên trước mắt cũng như lâu dài.
Mùa hoa quả đước rơi vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Cây đước cùng với một số loài thực vật khác ở ven biển đã giúp tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt được gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới
▶▶▶Xem thêm bài viết liên quan: https://vi.wikipedia.org/wiki/Họ_Đước
3. Một số công dụng, ứng dụng tiêu biểu của cây đước
Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu đến một số công dụng về mặt y học. Với mục đích chữa bệnh, cây đước có các công dụng chính như sau:
Vỏ cây đước được dùng để chữa tiêu chảy hoặc tiểu tiện ra máu, các vết thương chảy máu, viêm họng hoặc chứng băng huyết ở phụ nữ.
Ở Ấn Độ, vỏ thân của loại cây được được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ở Malaysia, nước sắc từ vỏ thân, lá của cây đước được dùng cho phụ nữ uống khi sinh đẻ và nước sắc rễ còn dùng cho trẻ sơ sinh uống.
Dịch chiết từ rễ của cây đước dùng thí nghiệm với các bào tử của nấm Penicillium với tác dụng kháng nấm tương đối rõ rệt.
Ngoài ra, chồi non của cây đước được dùng làm rau ăn và nước ép từ quả đước được dùng để chế rượu vang nhẹ.
Cây đước là loại cây được trồng chủ yếu ở vùng bờ biển ngập mặn, loài cây này có tác dụng phục hồi rừng, giúp giảm thiểu xói mòn ven bờ. Đặc biệt, gỗ của cây đước được dùng làm củi và tận dụng để xây nhà.
Gỗ từ thân của cây đước được xẻ làm ván hoặc đóng đồ gia dụng như bàn ghế hoặc giường tủ… Vỏ cây đước được dùng trong chủ yếu trong công nghệ in hoặc nhuộm lưới…
Ngoài ra, tại các địa phương còn sử dụng cây đước để khai thác và phục vụ du lịch sinh thái ngập mặn. Đặc biệt, cây đước còn được sử dụng để làm nhà lá tại các khu nghỉ dưỡng, nhà ở, nhà hàng, quán cà phê….
4. Đơn vị thi công, làm nhà mái lá bằng cây đước
Với nhiều kinh nghiệm làm mái lá bằng cây đước cho các công trình từ lớn đến nhỏ, Nhà lá miền Tây được nhiều khách hàng đánh giá cao và chúng tôi tự hào là nơi để bạn trao tin tưởng.
Nhà lá miền Tây luôn nỗ lực không ngừng trong việc mang đến không gian tự nhiên, thông thoáng cho các công trình nhà ở, khu nghỉ dưỡng…. tạo nơi đáng sống nhất thuộc về khách hàng.
Đặc biệt, chúng tôi luôn lắng nghe mong muốn cũng như yêu cầu của khách hàng để hiểu khách hàng cần gì.
Đưa ra các tư vấn cụ thể và tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho công trình của khách hàng được hoàn thiện với giải pháp tối ưu nhất có thể. Các sản phẩm nhà mái lá luôn mang lại sự thỏa mãn, hài lòng cho các chủ đầu tư và qúy khách hàng.
CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ LÁ MIỀN TÂY
Trụ sở: B158 – Khu phố Bình Phước, Phường Bình Nhâm, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
0909.585.412 | Hotline: 0772.621.504
Email: info@nhalamientay.com
Website: https://nhalamientay.net/